Hướng dẫn quy trình thi công sơn nước đạt chuẩn

Nhiều người thường phó mặc quy trình thi công sơn nước cho nhiều đơn vị thi công. Họ chỉ quan tâm đến chất lượng các loại sơn, chi phí cần phải bỏ ra mà không quá đặt trọng tâm đối với kỹ thuật sơn nước và quy trình thi công sơn nước chuẩn cho nhà ở. 

Điều này khiến chất lượng nhà ở bị giảm trầm trọng, lớp sơn bong tróc nhanh, tường nhà không được tu bổ kỹ càng,… gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt giữa các thành viên trong gia đình. Hiểu được lo lắng đó, bài viết dưới đây Newhome24h sẽ chia sẻ đến bạn quy trình kỹ thuật thi công sơn nước đạt chuẩn để bạn dễ dàng thực hiện và tối ưu được chi phí trong quá trình thi công cho tổ ấm của mình.

Quy trình 5 bước kỹ thuật sơn nước chuẩn 

Sau đây Newhome24h sẽ chia sẻ quy trình sơn nước với 5 bước cơ bản mà bạn cần nắm rõ để dễ dàng thực thi cho nhà ở của mình. 

Bước 1: Kiểm tra bề mặt tường

1. Đối với tường cũ

Với bề mặt tường cũ trước khi áp dụng kĩ thuật thi công sơn nước cần tiến hành làm sạch tường. Bạn cần phải loại bỏ hết toàn bộ rêu mốc, tạp chất, bụi bẩn và các lớp bột cũ, sơn cũ bị bong tróc bám trên bề mặt.

Kiểm tra bề mặt tường trước khi tiến hành quy trình thi công sơn nước
Kiểm tra bề mặt tường trước khi tiến hành quy trình thi công sơn nước

Trong trường hợp bề mặt cần sơn lại còn mới. Bạn cần dùng đá mài hoặc giấy ráp đánh qua hết toàn bộ bề mặt. Nó nhằm tạo chân bám trước khi thi công lớp sơn mới.

Dặm vá và xử lý các vấn đề của tường như : nứt nẻ, bong tróc, lồi lõm, úa vàng, phồng rộp…Đối với bề mặt tường quá cũ nát, sau khi vệ sinh xong cần tiến hành xối rửa lại bằng nước sạch sau đó để khô mới tiến hành cho thi công.

2. Đối với tường mới

Công trình sau khi mới hoàn thành cần đạt đủ độ khô cần thiết mới có thể tiến hành biện pháp thi công sơn nước. Trong điều kiện thời tiết lí tưởng, khô ráo liên tục thì sau khoảng 3 tuần có thể cho sơn được. Thực tế phụ thuộc vào yếu tố thời tiết mà thời gian để tường nhà khô và thi công sơn được có thể kéo dài 2 hoặc 3 tháng.

Kiểm tra bề mặt tường mới
Kiểm tra bề mặt tường mới

Dùng đá mài vệ sinh bề mặt tường để loại bỏ hết các tạp chất. Tránh ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp bột bả matit hoặc lớp sơn phủ ( lót kiềm). Vệ sinh lại lần nữa bằng giấy ráp mịn hoặc thô để loại bỏ hết sạn cát còn lại bám trên bề mặt tường, sau đó vệ sinh bụi bẩn.

Trước khi tiến hành bả bột matit hoặc thi công sơn lót, nếu bề mặt tường quá khô cần tiến hành làm ẩm qua bề mặt tường. Bạn hãy dùng Rulo lăn với nước sạch hay phun hơi nước dưới dạng sương mù.

Bước 2: Kiểm tra độ ẩm

Có thể nói, độ ẩm đóng vai trò quyết định đến quá trình thi công và chất lượng lớp sơn nước sau khi đã hoàn thiện xong. 

Nếu bề mặt tường chưa hoàn toàn khô, sẽ làm cho hơi ẩm vẫn tiếp tục thoát ra ngoài sau khi sơn, điều này sẽ gây ra tình trạng bề mặt lớp sơn bị phồng rộp, bong tróc, sinh nấm mốc trong suốt quá trình sinh hoạt và sử dụng. 

Chính vì vậy, thường các thợ sơn có kinh nghiệm dày dặn sẽ xác định trước bề mặt tường đã đủ điều kiện sơn hay chưa. Để đảm bảo chắc chắn tuyệt đối, bạn phải cần dùng đến máy đo độ ẩm để đo. 

Với bề mặt tường, cần được kiểm tra độ ẩm trong 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Trước khi trét bột: Độ ẩm cần đạt chuẩn 22 –  28%.
  • Giai đoạn 2: Sau khi trét bột và tiến hành sơn: Độ ẩm cần phải đạt chuẩn 18 – 22%.

Bước 3: Trét bả hay bột Matit

Trét bả lần 1

  • Lấy bột bả trộn với nước sạch theo tỷ lệ thích hợp. Sau đó trộn đều bả đến khi bột đạt tới độ dẻo quánh là thi công được.
  • Tiến hành bả ( trét) bằng dụng cụ thi công chuyên biệt sau đó để khô từ 1-2h trước khi tiến hành bả hoàn thiện lần 2.
Trét bã matit lần 1
Trét bã matit lần 1

Lưu ý: Trước khi tiến hành bả hoàn thiện lần 2 cần loại bỏ hết các gợn, bột vón cục, sạn có trên bề mặt nhằm tăng độ bám dính cho lần 2. Bột bả sau khi hòa trộn cần phải tiến hành thi công ngay trong vòng từ 1 – 2h, để lâu bột sẽ bị chết.

Bả (trét) hoàn thiện lần 2

  • Sau khi lần 1 đạt đủ độ khô cần thiết ta tiến hành cho thi công lần 2.
  • Sau khi hoàn thiện xong lần 2 để khô trong vòng 3h sau đó dùng ráp mịn để làm phẳng bề mặt được bả. Chú ý không dùng ráp nhám vì sẽ làm xước bề mặt.
  • Trong quá trình ráp làm phẳng bề mặt nên dùng bóng điện chiếu vào để việc làm phẳng được tốt hơn. Đồng thời có thể dễ dàng phát hiện chỗ lồi lõm do thi công chưa tốt để tiến hành cho bả sửa. Không nên bả sửa quá 2 lần. Không nên bả quá dày vì dễ gây ra hiện tượng bong tróc.
  • Sau 24h khi bả hoàn thiện có thể cho thi công sơn.

Bước 4: Lăn sơn lót

Hiện nay, nhiều nhà sản xuất cho ra mắt nhiều loại sơn lót có khả năng chống kiềm, nấm mốc, chống thấm cực tốt, bảo vệ cho bề mặt tường tránh gây ảnh hưởng đến lớp sơn như: nắng, mưa, gió, bụi,…, một số vi khuẩn gây hại, nâng cao tuổi thọ cho lớp sơn phủ. 

Quy trình sơn nước - lăn sơn lót
Quy trình sơn nước – lăn sơn lót
Dùng Rulo sơn lót chống kiềm
Dùng Rulo sơn lót chống kiềm

Dùng Rulo (lu) tiến hành sơn lót chống kiềm. Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện có thể sơn lót 01 hoặc 02 lớp chống kiềm. Mỗi lớp sơn phải cách nhau ít nhất 1h để đảm bảo độ khô cần thiết.

Có thể pha thêm 10% dung môi (nước sạch) theo thể tích trước khi thi công. Việc pha thêm dung môi nhằm gia tăng độ phủ tối đa và giúp cho việc thi công được dễ dàng hơn.

Bước 5: Sơn phủ

Với các loại sơn được sản xuất hiện nay, nhiều hãng sơn thường khuyến nghị khi thi công quy trình sơn nước, bạn cần dùng đến 2 lớp sơn phủ và mỗi lớp cách nhau tầm 2 – 3h để đảm bảo màu sơn phủ được lên chuẩn màu, mịn và đẹp nhất. 

Tiến hành sơn phủ
Tiến hành sơn phủ
Kỹ thuật sơn nước - sơn phủ
Kỹ thuật sơn nước – sơn phủ

Bạn có thể dùng đến Rulo, súng phun hoặc các loại cọ nhỏ để thi công vách, các đường viền. Ngoài ra, bạn cũng phải chú ý tham khảo cụ thể các chi tiết như: định mức sơn, mã màu sơn, độ dày màng sơn tùy thuộc vào từng loại sơn trong suốt quá trình thi công.

Những lưu ý trong quá trình thi công

Sau đây là một số lưu ý trong quy trình thi công sơn nước mà bạn cần phải nắm rõ: 

  • Dựa vào điều kiện môi trường thực tế trong suốt quá trình thi công mà tiến độ hoàn thành sơn nước với các khâu sẽ chênh lệch khác nhau. 
  • Trong quá trình thi công, bạn cần phải đảm bảo độ an toàn toàn tuyệt đối như: mang thiết bị an toàn lao động đầy đủ, an toàn giàn giáo, thiết bị hỗ trợ khí trong môi trường độc hại… để tránh gây nguy hiểm đến bản thân. 
  • Nếu xảy ra tình trạng sơn dính vào mắt, bạn nên rửa sạch bằng nước sạch và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kiểm tra.
  • Cần đảm bảo việc bảo quản sơn ở nơi khô ráo thoáng mát để tránh thay đổi kết cấu và chất lượng của sơn, không đổ sơn vào nước sinh hoạt hoặc cống rãnh gây ô nhiễm môi trường. 
Những lưu ý quan trọng trong quy trình thi công sơn nước
Những lưu ý quan trọng trong quy trình thi công sơn nước

Mời bạn xem qua video quy trình thi công sơn nước của đội ngũ Newhome24h thực hiện

Hy vọng với những thông tin về quy trình sơn nước với 5 bước chuẩn kỹ thuật trên đây, mà Newhome24h chúng tôi đã chia sẻ, sẽ giúp bạn tối ưu hoá các công việc trong thi công và hoàn thiện ngôi nhà của mình. 

Nếu cần tư vấn thêm thông tin về sơn nhà, hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0925 289 199

5/5 (2 Reviews)
Newhome24h

Newhome24h

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề và có đội ngũ kĩ thuật, công nhân xuất sắc đầy nhiệt huyết. Thực hiện hơn 500 công trình lớn nhỏ trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận.