– Thạch cao chống cháy
Trần thạch cao chống cháy được cấu tạo từ bột thạch cao và thủy tinh. Với cấu tạo này sẽ làm cho trần thạch cao giảm giảm tỉ lệ dẫn nhiệt. Loại trần này có khả năng chịu đựng lửa trực tiếp tương đối cao, tùy vào việc thi công lắp đặt mà trần thạch cao có thể chịu được lửa từ 2 đến 3 giờ đồng hồ
– Thạch cao chống ẩm
Về cấu tạo, bề mặt là giấy có phụ gia gốc dầu có thể chịu trong môi trường có độ ẩm cao, lõi thạch cao có phụ gia ngăn ẩm đặc biệt, siêu chịu ẩm với độ hút nước <5% , Với kết cấu chống ẩm tối ưu, nên loại vật liệu này có khả năng chống ẩm gần như hoàn hảo
– Thạch cao cách âm
Lõi bên trong được cấu tạo từ 1 lớp bông thủy tinh kết hợp cùng một số vật liệu khác. Chính vì vậy nó có thể cách âm, ngăn tiếng ồn cực tốt, có thể ngăn chặn âm thanh cực tốt từ 42-50dB
– Trần thạch cao chìm
Trần thạch cao chìm là loại trần có thẩm mỹ cao nhất nên cũng được ưa chuộng nhất hiện nay. Trần thạch cáo chìm có 2 loại đó là: Trần thạch cao phẳng ( Hình dáng giống trần đúc, trần bê tông) và loại trần thạch cao giật cấp ( Dạng trần được giật xuống 2-3 cấp khác nhau, có độ thẩm mỹ cao )
– Trần thạch cao nổi
Kiểu trần này được hiểu là loại trần mà khi thi công các tấm đã được định hình sẵn. Tấm trần được thả vào các ô đã được định trước. Ưu điểm của kiểu trần này là có thể tháo lắp, bởi vậy nếu gặp sự cố, việc khắc phục ở trần thả dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, do không cần sơn bả, nên quy trình thi công cũng được rút ngắn hơn. Nhờ ưu điểm này, trần nổi được sử dụng phổ biến trong thiết kế văn phòng, trung tâm thương mại, showroom…