Cách bố trí nhà vệ sinh nhà ống chuẩn hợp phong thủy 

Với các kiến trúc nhà ống, nhiều hộ gia đình băn khoăn không biết nên bố trí, sắp xếp không gian sao cho hợp lý. 

Đặc biệt là không gian nhà vệ sinh, bởi khu vực này không chỉ là nơi sinh hoạt của từng cá nhân, chúng còn giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng hiệu quả dành cho bạn sau những phút giây làm việc căng thẳng. 

Một số gợi ý trong cách bố trí nhà vệ sinh nhà ống
Một số gợi ý trong cách bố trí nhà vệ sinh nhà ống

Bài viết dưới đây, Newhome24h sẽ chia sẻ đến bạn cách bố trí nhà vệ sinh nhà ống sao cho chuẩn khoa học để không gian sống trở nên tiện nghi hơn nhé. 

Gợi ý trong cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

Sau đây, là một số gợi ý cách bố trí nhà vệ sinh nhà ống hợp lý mà Newhome24h đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn: 

1. Nhà vệ sinh nên đặt ở cuối nhà

Với những không gian khuất gió, có phần kín đáo được xem là nơi lý tưởng để bố trí nhà vệ sinh nhà ống và thường là ở những vị trí cuối nhà. 

Khi đặt nhà vệ sinh ở vị trí này ngoài giúp tiết kiệm không gian hiệu quả, bên cạnh đó chúng còn tránh được gió thổi âm khí, mùi xú uế từ nhà vệ sinh lan tỏa ra các không gian khác. Với vị trí cuối nhà, bạn nên bố trí tránh đối diện trực tiếp với cửa ra vào các phòng khác. 

Bố trí nhà vệ sinh nhà ống ở vị trí cuối nhà
Bố trí nhà vệ sinh nhà ống ở vị trí cuối nhà

Tuy vậy, cần lưu ý khi bố trí nhà vệ sinh cuối nhà chính là không nên chọn vị trí cuối hành lang, nằm ngang mà nên chọn góc cuối cùng ở phía bên hông hành lang. 

Bởi, vị trí cuối hành lang nằm ngang được cho là vị trí “ lộ xung sát” gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn. 

2. Cách bố trí đồ đạc nội thất trong nhà vệ sinh

Đối với nhà vệ sinh, thường có 3 khu vực chính bao gồm: khu vực tắm, chậu rửa, bồn cầu. Nên nếu bạn biết cách sắp xếp nội thất cho nhà vệ sinh hợp lý, thì sẽ giúp tối ưu không gian hiệu quả, đảm bảo sử dụng tối đa công năng với các thiết bị và tránh được những kiêng kỵ trong phong thủy cho cả gia đình. 

  • Cần phân chia và tách riêng hai khu vực khô và ướt. Khu vực khô gồm chậu rửa mặt, bồn cầu còn khu vượt ướt là không gian tắm. Khi thiết kế, cần lắp đặt tấm vách ngăn giữa 2 bên hay tạo độ cao khác nhau để đảm bảo 2 khu được tách ra tạo sự riêng tư cần thiết cũng như giữ cho không khí luôn khô thoáng. 
  • Đối với nhà vệ sinh có diện tích 4m2 trở lên thì bạn có thể lắp đặt thêm một số đồ dùng nội thất khác như bồn tắm nằm, bồn tiểu nam,… để không gian trở nên tiện nghi hơn. Nếu diện tích quá nhỏ thì không nên lắp đặt nhiều vì dễ khiến không gian trở nên chật chội, bí bách. 
  • Với không gian nhà vệ sinh nhỏ thì bạn nên áp dụng các loại gạch có tone màu sáng để không gian trông sáng hơn. Bên cạnh đó, không thể thiếu gương trang trí giúp tạo hiệu ứng mở rộng cho không gian. Nên chọn loại chậu rửa có thiết kế hẹp, dài và gắn được lên tường nhằm tối ưu diện tích. 
  • Nếu bạn sở hữu nhà ống có nhiều tầng thì nên lắp đặt không gian nhà vệ sinh theo trục đứng để dễ dàng đi đường ống nước, điện hơn. 
  • Cần thiết kế hệ thống thông gió, cửa sổ để không gian nhà vệ sinh luôn được thông thoáng và khô ráo. 
  • Bạn cũng có thể trang trí thêm 1 vài chậu cây cảnh để giúp khử mùi hôi cho nhà vệ sinh như lưỡi hổ, trầu bà, lô hội, cọ cảnh,… 
Cách bố trí nội thất cho nhà vệ sinh nhà ống
Cách bố trí nội thất cho nhà vệ sinh nhà ống

Tùy theo diện tích nhà vệ sinh, bạn sẽ có cách bố trí đồ đạc nội thất sao cho phù hợp. 

3. Nhà vệ sinh đặt ở hướng nào hợp phong thủy

Phương hướng là 1 yếu tố cực kỳ quan trọng, cần được xác định kỹ lưỡng khi thiết kế và bố trí nhà vệ sinh nhà ống. Nếu muốn xác định hướng hợp phong thủy cho nhà vệ sinh, bạn nên quan tâm đến hướng đặt của bồn cầu, nên thực hiện theo những lưu ý sau đây: 

Các hướng đặt nhà vệ sinh nhà ống hợp phong thủy
Các hướng đặt nhà vệ sinh nhà ống hợp phong thủy
  • Tránh đặt bồn cầu ngược với hướng nhà. 
  • Không nên đặt bồn cầu chiếu thẳng hay gần vị trí đầu giường. 
  • Vị trí cửa nhà vệ sinh và bồn cầu tuyệt đối không được đặt đối diện nhau. 
  • Tránh đặt bồn cầu theo hướng Nam. Bởi, hướng Nam là hướng Hỏa, mà bồn cầu lại mang nặng Thủy khí nên hai thứ này cực kỳ xung khắc với nhau. 
  • Trong phong thủy, 4 cung tốt thường sẽ là : Phục Vị, Thiên Y, Sinh Khí, Diên Niên đối lập với 4 cung xấu là: Họa Hại, Lục Sát, Ngũ Quỷ, Tuyệt Mệnh. Vì vậy, bạn cần đặt bồn cầu tại 4 vị trí cung tốt và tránh cung xấu. 
  • Tránh đặt bồn cầu gần khu vực bếp đun. 
  • Không nên đặt bồn cầu ở vị trí trên nóc phòng ngủ, phòng khách, phòng thờ và chính giữa ngôi nhà vì dễ thu hút nguồn năng lượng tiêu cực và gây suy giảm sức khỏe đối với các thành viên trong gia đình. 

>> Đọc thêm: 35+ Mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng sang trọng

Những điều cấm kỵ với các bố trí nhà vệ sinh

Khi thiết kế, bố trí nhà vệ sinh nhà ống, đều có những điều cần kiêng kỵ để tránh gây ảnh hưởng đến bản thân mà bạn nên lưu ý kỹ lưỡng: 

Một số điều cấm kỵ trong bố trí nhà vệ sinh nhà ống
Một số điều cấm kỵ trong bố trí nhà vệ sinh nhà ống

1. Tránh để cửa nhà vệ sinh theo hướng chính

Với nhà ống, hướng cửa chính là hướng tọa lạc nhằm đón các nguồn năng lượng tích cực, may mắn, tài lộc,… vào nhà. 

Do đó, khi thiết kế cửa nhà vệ sinh hướng theo hướng cửa chính sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình, công việc không được suôn sẻ, tiêu hao tài lộc, sức khỏe giảm sút. 

Không nên đặt nhà vệ sinh nhà ống ở hướng chính
Không nên đặt nhà vệ sinh nhà ống ở hướng chính

Vì vậy, đây được coi là đại kỵ trong phong thủy mà bạn cần tránh khi thi công nhà vệ sinh cho nhà ống. 

2. Nhà vệ sinh không được ở cạnh phòng thờ

Nếu thiết kế nhà vệ sinh cạnh phòng thờ là điều đại kỵ trong phong thủy. Khu vực thờ cúng là nơi trang nghiêm, thanh tịnh. Việc bố trí nhà vệ sinh sẽ làm nhiễm bẩn nơi này, gây ảnh hưởng đến các yếu tố tâm linh của phòng thờ. 

Bố trí nhà vệ sinh nhà ống không được đặt cạnh phòng thờ
Bố trí nhà vệ sinh nhà ống không được đặt cạnh phòng thờ

3. Nhà vệ sinh không được đặt ở phòng khách, ngủ, bếp

Không gian nhà vệ sinh là nơi ẩm thấp, xú uế nên nếu đặt chúng ở các không gian khác sẽ mang lại nhiều xui xẻo cho các thành viên trong gia đình. 

Phòng khách là nơi thường tập trung các luồng vượng khí nhiều nhất, nếu bố trí nhà vệ sinh ở phía trên không gian này sẽ bị khí âm lấn át, đè nặng và gây giảm sút may mắn cho gia đình. 

Nhà vệ sinh nhà ống không được đặt ở phòng khách, bếp, phòng ngủ
Nhà vệ sinh nhà ống không được đặt ở phòng khách, bếp, phòng ngủ

Khu vực phòng ngủ là nơi riêng tư dùng để nghỉ ngơi, thư giãn, nhằm giúp lấy lại thể chất và tinh thần sau 1 ngày mệt nhọc, nếu đặt nhà vệ sinh ở trên sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng, vì luôn phải tiếp nhận những khí ẩm, các vi khuẩn gây hại từ bên trên. 

Với không gian phòng bếp cũng vậy, đây là nơi diễn ra các hoạt động nấu nướng, ăn uống mỗi ngày nên cần được giữ vệ sinh sạch sẽ. 

Nhưng với nhà vệ sinh lại là khu vực cực kỳ ẩm ướt, bẩn thỉu, các vi khuẩn dễ bám vào thức ăn gây nên bệnh đường tiêu hóa đối với các thành viên trong gia đình. 

Vì vậy, cần bố trí nhà vệ sinh nhà ống ở khu vực xa, khuất tầm mắt và tránh đặt gần các không gian trên để bảo vệ tốt các thành viên trong gia đình bạn. 

4. Tránh đặt nhà vệ sinh theo hướng Nam

Trong phong thủy, hướng Nam thuộc mệnh Hỏa – Li quái, còn nhà vệ sinh lại mang Thủy khí lớn. Nên nếu nhà vệ sinh đặt theo vị trí hướng Nam thì sẽ khắc chế địa Hỏa, khiến cho gia đình bị ảnh hưởng bởi sự xui xẻo, đặc biệt là đối với chủ nhà thuộc mệnh Hỏa. 

Nhà vệ sinh nhà ống không nên đặt ở hướng Nam
Nhà vệ sinh nhà ống không nên đặt ở hướng Nam

Một khi đã xác định được phương hướng hợp lý, bạn sẽ biết cách sắp xếp các vật dụng nội thất cho nhà vệ sinh sao cho phù hợp, ngăn nắp. 

>> Tham khảo: TOP 55 mẫu nhà vệ sinh chung độc đáo

5. Tránh đặt cửa nhà vệ sinh đối diện cửa các phòng khác

Khi thiết kế cửa nhà vệ sinh đối diện với cửa phòng khách sẽ gây hao hụt các nguồn năng lượng tốt trong phòng. Vì vậy, chỉ nên bố trí cửa nhà vệ sinh ở phía bên cạnh hoặc bên dưới các phòng còn lại. 

Tránh đặt nhà vệ sinh nhà ống đối diện cửa các phòng khác
Tránh đặt nhà vệ sinh nhà ống đối diện cửa các phòng khác

6. Không nên đặt 2 nhà vệ sinh đối diện nhau

Theo phong thủy, nếu bố trí 2 cửa nhà vệ sinh ở phía đối diện nhau sẽ khiến cho các thành viên trong gia đình dễ bị bệnh hoặc thất thoát tiền bạc. 

Bởi vậy, khi bố trí nhà vệ sinh nhà ống, nhiều người thường không bao giờ để cửa 2 nhà vệ sinh đối diện trực tiếp với nhau. 

7. Không được cải tạo nhà vệ sinh thành phòng ngủ

Khu vực phòng ngủ được cải tạo từ chính nhà vệ sinh thường luôn ẩn chứa những điều xui xẻo, bệnh tật quấn thân. Nếu bạn không muốn làm thành nhà vệ sinh nữa thì không nên cải tạo thành phòng ngủ để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc bản thân. 

Tránh cải tạo nhà vệ sinh nhà ống thành phòng ngủ
Tránh cải tạo nhà vệ sinh nhà ống thành phòng ngủ

Trên đây là những thông tin chi tiết về bố trí nhà vệ sinh nhà ốngNewhome24h đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn khi có nhu cầu và ứng dụng tốt vào công trình của mình nhé. Nếu cần thiết kế nhà tắm, nhà vệ sinh hãy liên hệ tới chúng tôi qua Hotline: 0925 289 199

Bài viết liên quan:

0/5 (0 Reviews)
Newhome24h

Newhome24h

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề và có đội ngũ kĩ thuật, công nhân xuất sắc đầy nhiệt huyết. Thực hiện hơn 500 công trình lớn nhỏ trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận.